Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề không chỉ ở các nước phát triển, mà đặc biệt nghiêm trọng với các nước đang phát triển và vấn để ô nhiễm nguồn nước luôn được rất rất nhiều quốc gia quan tâm. Vì nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của cả quốc gia hiện nay.
Nước chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất, là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Tuy nhiên hiện nay, ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề không chỉ ở các nước phát triển, mà đặc biệt nghiêm trọng với các nước đang phát triển và vấn để ô nhiễm nguồn nước luôn được rất rất nhiều quốc gia quan tâm. Vì nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của cả quốc gia hiện nay.
Vậy cụ thể nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là gì? Các khắc phục tình trạng ô nhiễm nước như thế nào?
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ở các khu tập trung dân cư đông đúc – nổi bật là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chắc chắn sẽ bắt gặp tình trạng nhiều nơi nước sông ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối. Tất cả đều do sự thờ ơ và ý thức chưa cao của một bộ phận người dân. Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các con sông, nồng độ chất ô nhiễm trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (từ 1,5 đến 3 lần).
Sử dụng sản phẩm hữu cơ:
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam đã kéo theo những hệ lụy khủng khiếp cho con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta:
Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước bẩn. Khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường)
Khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chất lượng. 27% Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)
Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ lại là một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong việc tạo ra các loại thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu. (Theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường).
Hiện tại những con số này chỉ đang chững lại hoặc tăng chậm hơn chứ chưa có dấu hiệu tụt giảm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Nguyên nhân tự nhiên:
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
– Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
– Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt… Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu…
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước để lại cho nhân loại vô cùng nặng nề. Trước mắt là các căn bệnh hiểm nghèo do sử dụng nguồn nước không sạch (bị nhiễm chất hóa học). Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các hiện tượng liên quan như: ô nhiễm môi trường đất, không khí, làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật,…
Nguồn nước bị nhiễm độc có thể làm chế các loài động thực vật dưới nước, thu hẹp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất của con người. Chuỗi thức ăn sinh học của các loài động vật sống trong tự nhiên vì thế mà thay đổi đáng kể, làm phá vỡ cấu trúc vốn có của hệ sinh thái tự nhiên.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước được sử dụng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm nguồn nước và hậu quả nặng nề của vấn đề này. Để khắc phục ô nhiễm môi trường nước, các cơ quan chức năng chủ yếu sử dụng biện pháp sau:
– Một là: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước của mỗi người dân. Nghiêm cấm, xử phạt hành chính các hành vi xả rác bừa bãi, lạm dụng nguồn nước công cộng, làm ô nhiễm (mức độ nặng hoặc nhẹ) các nguồn nước có trong tự nhiên hoặc tại khu vực sinh sống.
– Hai là: Thiết kế hệ thống xử lý chất thải tại các cửa sông, hồ, suối,… – nơi có dân cư sinh sống hoặc diễn ra quá trình sản xuất công nghiệp, nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường nước do chất thải của sinh hoạt và sản xuất gây ra.
– Ba là: Kiểm soát, quản lý hoạt động xử lý chất thải của các nhà máy, xí nghiệp; yêu cầu công nghệ xử lý chất thải tương xứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nước.
– Bốn là: Quản lý môi trường bằng chính sách pháp luật, chế tài và quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực, nghề nghiệp và địa phương nhất định. Hoạt động quản lý, kiểm soát môi trường cần được thực hiện liên tục, thường xuyên và diễn ra trong mọi quy trình sản xuất. Xử phạt nghiêm minh các tổ chức, đơn vị có hành vi làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,…).
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không chỉ làm thiệt hại cuộc sống của con người và các quá trình sản xuất, mà còn gây ra hệ lụy lâu dài tới thế hệ sau. Giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước là ngăn chặn, bài trừ, và không làm phát sinh các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của con người trong việc giữ gìn môi trường xung quanh.
Mỗi hành động nhỏ bé, tưởng chừng như hết sức bình thường lại góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Bạn nên thu gom phế liệu và chuyển giao cho đơn vị xử lý chuyên nghiệp, để không làm ô nhiễm khu vực xung quanh.
Hình ảnh ô nhiễm nước đáng báo động
Nếu bạn đang tim đơn vị thu mua phế liệu giá cao, xin vui lòng liên hệ :
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO PHÁT THÀNH ĐẠT
CÂN ĐO UY TÍN – GIÁ CAO – THU HÀNG NHANH – THANH TOÁN LIỀN TAY
- Địa chỉ 1: 160 Đường số 7, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Ho Chi Minh City
- Địa chỉ 2: 268 Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
- ĐT: 0933 608 678 (Anh Tài)
- Email: thumuaphelieuphatthanhdat@gmail.com
- Web: https://thumuaphelieuphatthanhdat.com/
#thumuaphelieu #giathumuaphelieu #thumuaphelieugiacao